ĐỒNG HỒ SWATCH

SWATCH – ĐẦU TÀU CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ THỤY SĨ

Người sáng lập công ty Swatch, Nicolas Hayek, đã biết làm sống lại lĩnh vực kinh doanh đồng hồ Thuỵ Sỹ khi thay đổi cách nghĩ của các nhà sản xuất đồng hồ kiêu kỳ thuộc vùng núi Alpe này.

Cơn lốc Đồng hồ Quartz từ Nhật Bản đe dọa những người khổng lồ vùng Alpe

Đầu những năm 1980, ngành công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ rơi vào tình trạng khủng hoảng: đó là sự “xâm lăng” ồ ạt của những nhãn hiệu đồng hồ Thạch Anh Nhật Bản như Casio, Timex, Seiko và Citizen. Khi đã ở bên bờ phá sản, các thương hiệu lớn như Omega, Tissot, Longines bắt đầu ngồi lại và quyết định thay đổi bản thân mình.

Lúc bấy giờ Nicolas Hayek – một thiên tài Marketing tại châu  u lúc bấy giờ, đã được các thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ cầu cứu. Mặc dù đã bước sang tuổi 60, Hayek lại không phải là người có tư tưởng bảo thủ. Ông quyết định hướng nền công nghiệp đồng hồ sang thế hệ trẻ, những người luôn coi thời trang và phong cách quan trọng hơn chất lượng và truyền thống.

Câu hỏi mà ông đặt ra chính là vì sao đồng hồ Nhật Bản lại thu hút đến vậy? Bỏ qua quá trình sản xuất hay PR quá mạnh vào chất lượng, ông nhận ra rằng chỉ có thể là yếu tố thời trang mà giới trẻ hướng đến. Theo ý kiến của Hayek, người tiêu dùng mua loại đồng hồ mới này không phải chỉ để xem giờ, mà chính sự sở hữu món hàng sẽ làm cho họ cảm thấy vui thích. “Chất lượng cao, giá thấp, có tính khiêu khích, phá cách và tràn đầy niềm vui sống”. Đó là triết lý kinh doanh sẽ vượt dậy ngành đồng hồ Thụy Sĩ.

Năm 1985, Hayek cùng một nhóm các nhà đầu tư mua lại cổ phần kiểm soát của cả ASUAG và SSIH để hợp nhất thành công ty SMH, sau này đổi tên thành SWATCH Group, với mục tiêu hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng hoàn toàn mới. Ông cùng các cộng sự muốn thu hút giới trẻ trong khoảng từ 18 đến 30 tuổi – đồng hồ Thuỵ Sỹ đời mới cần phải hoà hợp một cách hữu cơ với tiêu chuẩn “sành điệu” của khách hàng; ví dụ như khi mang giày thể thao của hãng Nike, mặc áo sơ mi Gap và jeans Diesel, khách hàng phải phối với đồng hồ Swatch.

Bảo vệ và làm đầu tàu cho cả 1 ngành công nghiệp đồ sộ.

Hayek khẳng định: “Mỗi thương hiệu sẽ có điểm khác biệt và có số phận riêng. Công việc của tôi là ngồi cùng cộng sự với khẩu súng trong tay và bảo vệ tất cả những thương hiệu của mình”. Câu nói đầy tính khiêu khích này được ông sử dụng như triết lý kinh doanh của công ty Swatch.

Những quảng cáo đầu tiên của đồng hồ Swatch cũng đầy tính khiêu khích. Phát súng đầu tiên chính là ở toà nhà cao nhất thành phố Frankfurk, bỗng xuất hiện chiếc đồng hồ Swatch khổng lồ 150m và chỉ 2 tuần sau, tất cả mọi người ai cũng biết đến Swatch. Chẳng bao lâu sau, chiếc đồng hồ ngoại cỡ thứ hai xuất hiện trên đường phố Tokyo, thế là cuộc chiến với người Nhật Bản chính thức bắt đầu.

Ngày nay, Swatch Group là nhà sản xuất và cung cấp đồng hồ lớn nhất thế giới, chiếm hơn 25% thị phần của thị trường này. Năm 2011, hãng xuất xưởng 380 triệu chiếc đồng hồ, doanh thu đạt 8,3 tỷ USD với nhiều nhà máy ở Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Thái Lan, Malaysia và Trung quốc. Công ty vẫn giữ lại những nhãn hiệu đã nổi tiếng trước đó như Omega, Longines, Rado, Tissot, Breguet, đồng thời phát triển những thương hiệu rẻ tiền hơn như Swatch, Filk Flak, Endura, Lanco dành riêng cho lớp thanh niên.
Đồng hồ Swatch được người ta mua với số lượng lên đến hàng chục chiếc, xuất hiện các tạp chí dành riêng cho nó và thậm chí cả bảo tàng, câu lạc bộ những người hâm mộ và những nhà sưu tập đồng hồ Swatch. Tuy pha trộn những yếu tố đặc trưng của nhóm thương hiệu mang tính thời trang này, nhưng Swatch khác các loại hàng hoá dành riêng cho giới trẻ ở duy nhất 1 điểm, đó là một khi đã là khách hàng của Swatch thì mãi mãi sẽ là khách hàng của Swatch. Thực tế chứng minh, đồng hồ Swatch có thể thu hút khách hàng ngay cả khi anh ta từ người trẻ rồi giàu có hơn hay trưởng thành hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 Bấm tư vấn Zalo
  Hotline: 0869.828.222